Kancolle Việt Wiki
Advertisement
Hướng dẫn
Đăng kí  · Kết nối  · Cách chơi  · Lên cấp  · Thuật ngữ  · Câu hỏi thường gặp

Giao diện chính:[]

Sau khi hoàn tất các thủ tục đăng kí và chọn thư ký hạm ban đầu, bạn sẽ được đưa tới màn hình chính của game. Giao diện ngoài màn hình chính trông như thế này:
(Nếu bạn thắc mắc tại sao phòng của bạn khi mới vào game trông khác với hình mẫu thì xem cuối bài)

9-8-2014

Xuất kích (出撃) là chức năng chơi chính của game.
Bạn sẽ có thể gửi hạm đội đi viễn chinh, luyện tập hoặc xuất kích.

Biên chế (編成) cho phép bạn quản lý, sắp xếp và bố trí hạm đội.

Tiếp tế (補給), làm đầy lại nhiên liệu, đạn dược và máy bay cho các kanmusu sau khi chinh chiến.

Sửa chữa (入渠) là nơi sửa chữa những tàu bị hư hỏng.

Công xưởng (工廠) sẽ là nơi chế tạo thiết bị, đóng thêm tàu mới cũng như phá dỡ những thiết bị và tàu không cần thiết.

Nâng cấp (改装) là nơi thay thiết bị, hiện đại hoá và nâng cấp tàu.

Thông tin người chơi và bảng xếp hạng

Bạn bè (hiện chưa có trong game)

Thư viện: chứa ảnh và thông tin những tàu và thiết bị từng nhận được.
Chỉ cần từng đóng/nhặt được một tàu hay thiết bị nào đó thì thông tin sẽ được lưu ở đây, bất kể bạn có còn giữ tàu/thiết bị đó nữa hay không.

Item: nơi chứa các vật phẩm mà bạn sở hữu trong game

Thay đổi nội thât: cho phép bạn thay đổi những đồ nội thất để trang trí HQ, những đồ nội thất đã mua sẽ được chuyển vào đây.

Nhiệm vụ

Cửa hàng

Tài nguyên hiện có

Tên người chơi

Cấp độ HQ

Quân hàm

Số lượng hạm đội hiện có

Số lượng tàu hiện có

Số lượng xô sửa chữa nhanh hiện có

Số lượng vật liệu chế tạo hiện có

Cài đặt

Các chức năng chính trong game[]

Đóng tàu và chế thiết bị[]

300px-KanColleFactoryShip

Đầu tiên bạn có lẽ sẽ cần đóng thêm vài bé nữa để nhét vào cho đủ hạn đội 6 tàu (dù gì sau này cũng phải làm nhiệm vụ thôi). Click vào nút ở cuối cùng hay có hình cây búa (工廠).

Từ trên xuống dưới có 4 nút, theo thứ tự là:

  • Đóng tàu (建造)
  • Dỡ tàu (解体)
  • Chế thiết bị (開発)
  • Phá thiết bị (廃棄)

Nhấn vào nút đóng tàu sẽ hiện ra bảng như hình bên, sau đó thì cứ việc chỉnh sửa tùy thích. Nên vào mục Đóng tàu xem qua các công thức hay đổ đại vào cũng được (Dù đổ đại thì xui nhiều hơn hên). Bốn tài nguyên cần dùng theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới là:

  • Dầu Fuel
  • Đạn Ammo
  • Thép Steel
  • Bauxite Bauxite

Còn nếu lười quá thì xem đại mấy công thức dưới đây:

  • Khu trục hạm/ Tuần dương hạng nhẹ:: 30/30/30/30 (48% khu trục, 45% tuần dương hạng nhẹ, 7% tuần dương hạng nặng)
  • Khu trục hạm hiếm/ Tuần dương hạng nặng: 270/30/330/130 (5% cho ra ShimakazeYukikaze, 45% tuần dương hạng nặng , 45% tuần dương hạng nhẹ)
  • Hàng không mẫu hạm: 350/30/400/350 (14% mẫu hạm tiêu chuẩn, 34% mẫu hạm hạng nhẹ, 17% thủy phi cơ mẫu hạm , 15% tuần dương hạm nhẹ hay khu trục)
  • Thiết giáp hạm: 400/30/600/30 (45% thiết giáp, 50% tuần dương hạng nặng, 5% tuần dương hạng nhẹ)

Cái thanh trượt màu xanh là item đóng tàu nhanh (a.k.a phun lửa), chức năng thì cũng như xô sửa chữa nhanh. Làm quest hàng ngày sẽ được vài cái nên khó mà xài hết được (Trừ khi LSC sẽ nói sau). Tốt nhất là đóng tàu trước xem thời gian bao nhiêu rồi mới quyết định có xài hay không.

Bố trí hạm đội[]

Fleet composition

Sau khi tàu mới hoàn thành, bạn có thể thêm vào hạm đội bằng cách nhấn vào nút biên chế (編成). Giao diện như hình bên.

Có tối đa 4 hạm đội cho bạn lựa chọn, tuy nhiên 3 trong số đó bị khoá cho tới khi nào bạn hoàn thành điều kiện của từng cái:

Để thêm tàu, nhấn vào nút màu xanh (変使), sau khi nhấn sẽ hiện ra danh sách những tàu hiện có được sắp xếp theo lv từ cao xuống thấp, bạn có thể thay đối cách xếp bằng cách nhấn vào nút màu xanh ở góc trên bên phải.

Thứ tự tàu trong hạm đội cũng rất quan trọng, tuy nhiên với những map thấp thì chưa cần chú ý tới vấn đề này vội.

Để loại một tàu ra khỏi hạm đội, nhấn vào nút màu xanh (変使) bên dưới tàu đó rồi chọn はずす.

Ngoài ra, bạn cũng có thể đổi tên hạm đội bằng thanh phía trên bên phải (cách sử dụng chắc khỏi phải giới thiệu). Tuy nhiên, nên chú ý là chỉ có thể đổi tên hạm đội trực tiếp trên web, không thể đổi khi đang chơi bằng link API hay các phần mềm bổ trợ khác.

Đi sortie[]

Khi nhấn vào nút Xuất kích (出撃, nút to nhất trên màn hình

Sortie

chính), bạn sẽ có ba lựa chọn (hai trong số đó bị khoá cho tới khi bạn hoàn thành yêu cầu của nhiệm vụ), thứ tự từ trái sang phải:

  • Sortie (出撃 - xuất kích, hiện tại tạm thời chưa thống nhất được từ phù hợp): đưa hạm đội của bạn đi chiến với Hạm đội biển sâu, thu phục thêm tàu mới. Là chế độ chơi chính của game.
  • PvP (演習 - tập trận): đánh giao hữu với hạm đội của các đô đốc khác, tàu bị thương sẽ không cần phải sửa chữa và không sợ bị chìm, tuy nhiên phần thưởng sẽ giảm đi.
  • Expedition (遠征 - thám hiểm): đưa các hạm đội phụ đi kiếm tài nguyên, vẫn tốn nhiên liệu và đạn dược nhưng không có nguy cơ bị hư hại hay chìm tàu.

Sau khi chọn sortie, bạn sẽ phải chọn bản đồ mà hạm đội của bạn sẽ chiến đấu. Thường thì lộ trình của hạm đội sẽ được chọn một cách ngẫu nhiên, nhưng có một số map có những yêu cầu đặc biệt về loại và số tàu trong hạm đội để tới được chỗ boss hay một khu vực cụ thể nào đó, xem thêm trang wiki của từng map để biết thêm thông tin chi tiết.

Trước khi giao chiến với địch, bạn có thể chọn đội hình tấn

Formations

công sao cho phù hợp nhất, sau đây là khái quát các về đội hình hiện có, chi tiết hơn có thể xem thêm tại cơ chế tính toán trong trận đấu:

  • LineAhead Hàng đơn (単縦陣): đội hình tấn công - tăng hoả lực. Phù hợp với tấn công trên mặt nước nhưng đối ngầm rất kém.
  • DoubleLine Hàng đôi (複縦陣): đội hình tấn công - cân đối, tăng nhẹ độ chính xác, hoả lực yếu hơn so với hàng đơn , nhưng đối ngầm tốt hơn.
  • Diamond Vòng tròn (輪形陣): đội hình phòng thủ - giảm sát thương của pháo nhưng đối không mạnh, ngoài ra còn giảm khả năng kì hạm bị tấn công (thay vào đó là những tàu khác).
  • Echelon Đường chéo (梯形陣): đội hình phòng thủ - hoả lực giảm, đối ngầm khá (nhưng nhìn chung là không nên dùng trừ một vài trường hợp cá biệt).
  • LineAbreast Hàng ngang (単横陣): đội hình phòng thủ - hoả lực giảm mạnh, tăng chính xác và né tránh. Đối ngầm rất mạnh.

Trong khi giao chiến, các bé tàu có khả năng bị dính đạn và mất HP, mức độ thương vong được chia làm ba mức, có thể xem thêm tại cơ chế tính toán. Tuy nhiên, khi HP chạm mốc 1 (tức là gần chết rồi đấy) thì tàu sẽ không phải nhận sát thương nữa, tức là sẽ không có nguy cơ bị chìm. Nhưng, tuyệt đối không được đi tiếp(đi sang node mới) nếu có một tàu đã bị thương nặng (大破) vì khi đó em nó sẽ có nguy cơ bị bắn chìmmất vĩnh viễn (đánh đêm không được tính là một trận mới) . Ngoại lệ duy nhất là kì hạm không bao giờ chìm, nhưng nếu kì hạm bị trọng thương thì hạm đội của bạn sẽ bị buộc phải quay về dù muốn hay không.
Nói tóm lại, không nên đi sortie nếu có tàu nào có điểm sức khoẻ <30 (mặt cam) và tuyệt đối không được đi tiếp nếu có tàu bị trọng thương, trừ khi bạn muốn đặt cược mạng em nó vào tay RNG.

Nếu đánh ban ngày mà chưa hạ thủ được đối phương thì cuối

KanColleNightAttack

trận bạn sẽ phải quyết định có đợi tới đêm rồi đánh tiếp hay không. Nếu vẫn muốn giải quyết hết nợ nần thì chọn bên phải (夜戦突入) để bắt đầu dạ chiến, các tàu chưa bị hư hại nặng sẽ lần lượt khai hoả theo thứ tự từ trên xuống dưới, trừ mẫu hạm các loại . Trong đêm, khả năng chí mạng của cả hai phe sẽ cao hơn so với ban ngày, các tàu cũng có thể thực hiện những cú cut-in (nôm na là khai hoả toàn bộ pháo và ngư lôi nếu có) với sát thương vượt xa một đòn pháo kích thông thường. Tuy nhiên, nếu như hạm đội của bạn bị thiệt hại quá nặng vào ban ngày, quá nhiều (hoặc toàn bộ) tàu đã trọng thương thì bạn có thể nhấn nút bên trái (追撃せず) để rút lui và không dạ chiến (đánh tiếp chỉ tổ thiệt thân thôi).
Sau mỗi trận chiến sẽ là màn xếp hạng. Thứ hạng của trận chiến sẽ được đánh giá theo số tàu đối phương mà bạn đánh chìm được. Hạng cao nhất là khi bạn hạ được toàn bộ hạm đội đối phương và không bị dính bất kì phát bắn trúng đích nào (chiến thắng tuyệt đối). Và sau khi xếp hạng xong xuôi thì sẽ là lễ kết nạp thành viên mới, độ hiếm của tàu rơi ra tùy thuộc vào thứ hạng của trận vừa rồi, cho nên nếu muốn săn tàu tốt thì nên chọn những map có thể chiến thắng dễ dàng (tất nhiên không phải lúc nào cũng có tàu và hạng B, C, D thì đừng mong rớt được em nào ra hồn, để biết nơi có tàu mà mình cần săn, xem thêm Danh sách tàu có thể kiếm).

KanColleSortieContinue

Nếu chưa đi hết map, bạn sẽ tiếp tục phải lựa chọn (như hình bên). Nếu muốn tiếp tục, nhấn bên trái. Nếu có tàu bị thương nặng hoặc không muốn đi tiếp, nhấn bên phải để về HQ. Để mở khoá khu vực tiếp theo, bạn bắt buộc phải đánh bại boss của khu vực trước đó (node màu đỏ, lớn nhất).

Đi expedition[]

Bài chi tiết: Expedition

Sửa chữa và tiếp tế[]

Xưởng bảo dưỡng[]

7

Khi đi sortie, bị thương là điều không thể tránh khỏi, và nếu không muốn nói lời tạm biệt sớm với các bé tàu thì bạn phải biết cách sửa chữa.

Nhấn vào Xưởng sửa chữa (入渠) trên màn hình chính, bạn sẽ thấy các bến tàu (mặc định là 2 bến, có thể mở thêm bằng tiền). Nhấn vào mỗi bến tàu sẽ hiện ra danh sách tàu mà bạn đang có, sau khi chọn một em cần sửa thì màn hình sẽ có dạng như hình bên.

Thường thì sửa chữa sẽ tốn nhiều thép hơn là dầu. Thanh trượt ở bên trên phí sửa chữa là item sửa chữa nhanh (hình cái xô, có thể kiếm được thông qua làm quest hay đi expedition). Nếu dùng item này thì tàu sẽ được hoàn thành sửa chữa ngay lập tức, nhưng số lượng nó cũng có hạn (tuỳ vào khả năng "cày" của bạn) nên tốt nhất đừng lãng phí mà chỉ dùng nó cho các tàu có thời gian sửa chữa quá lâu.
Nhấn vào nút bên dưới để sửa chữa, sau đó nhất nút màu xanh bên phải (はい) để bắt đầu, còn nếu bạn thay đổi quyết định, muốn sửa tàu khác thì chọn nút bên trái (いいえ). Sau khi đã bắt đầu sửa thì không dừng lại ngang chừng được mà chỉ có cách nhấn vào nút màu xanh ở bên phải của bến tàu và dùng item sử chữa nhanh để hoàn thành sửa chữa.

Tiếp tế[]

Nếu không có tàu nào bị thương thì bạn vẫn cần phải tiếp tế đạn và nhiên liệu cho các bé.

Resupply

Nhấn vào Tiếp tế (補給) trên màn hình chính, giao diện sẽ hiện ra như hình bên.
Đánh dấu vào mỗi ô trống phía trước khung tên của tàu để chọn những tàu cầu tiếp tế hoặc đánh dấu ô trên cùng để chọn toàn bộ tàu trong hạm đội, sau đó nhấn nút ở dưới cùng bên phải để tiếp nhiên liệu và đạn dược cho những tàu đã chọn.


Tuy nhiên, tuy không được hiển thị trên màn hình tiếp nhưng với những tàu có mang theo máy bay thì ngoài dầu và đạn sẽ tốn thêm cả bauxite để bổ sung lại những máy bay bị bắn hạ trong trận chiến. Số bauxite tiêu tốn tỉ lệ thuận với số máy bay mất và giá trị của máy bay, có nghĩa là mất càng nhiều máy bay và máy bay càng xịn sẽ càng tốn nhiều bauxite. Nếu bạn không có đủ bauxite để tiếp tế thì số máy bay mất sẽ không được khôi phục cho tới lần tiếp tế sau (và nếu lần sau vẫn không đủ thì để tới... lần sau nữa). Nói tóm lại, hãy cẩn thận với số bauxite của mình khi tiếp tế cho CV, CVL hay bất kì tàu nào được trang bị máy bay.

Nâng cấp[]

Bạn có thể xem chỉ số chi tiết của các tàu ở đây. Đồng thời cũng là nơi giúp bạn tháo lắp trang bị cho tàu, hay hiện đại hóa và nâng cấp để tăng khả năng chiến đấu của các bé.

Hiện đại hóa[]

Bài chi tiết: Hiện đại hóa

Nâng cấp[]

Bài chi tiết: Nâng cấp

Nội thất[]

Bài chi tiết: Nội thất

Advertisement