Kancolle Việt Wiki
Advertisement

Thiết giáp hạm (戦艦 - Senkan, Battleship) (BB) là tàu chiến chủ lực của hạm đội, đại diện cho chủ nghĩa "tàu to pháo lớn"[1].
Là cốt lõi của Hạm đội quyết chiến [2], được trang bị vũ trang và thiết giáp nặng nhất trong những tàu chiến hải quân. Đây là loại tàu được chế tạo với mục đích "đòn mạnh tới đâu cũng đỡ được, giáp giày tới đâu cũng xuyên qua".
Tuy nhiên, kể từ thế chiến thứ hai, vai trò của thiết giáp hạm ngày một mờ nhạt cùng với sự đi lên của không lực hải quân. Sau chiến tranh, với sự phát triển của tên lửa đối hạm, thiết giáp hạm mất đi vai trò "pháo đài nổi" của mình.
Tính tới thế kỉ 21, thiết giáp hạm hầu như đã "tuyệt chủng" trong các lực lượng hải quân của thế giới.

Tuy nhiên Kancolle là game lấy bối cảnh dựa trên thế chiến thứ 2, tuy không còn là thời kì hoàng kim của thiết giáp hạm, nhưng loại tàu này vẫn được xem là nữ hoàng thống trị chiến trường. Trong chiến đấu ban ngày, chỉ cần một trong hai phe có thiết giáp hạm thì toàn hạm sẽ có thêm một lượt tấn công (cả ta lẫn địch)[3].

Ưu điểm[]

  • Công thủ song toàn, hỏa lực mạnh để áp chế đối thủ cũng như khả năng phòng ngự cao khiến bạn có thể an tâm hơn về mỗi đòn công kích của địch. Không có sự suy giảm về phong độ khi dùng cut-in hay liên kích vào ban đêm. Đây là ưu điểm lớn nhất của thiết giáp hạm.
  • HP và giáp cao vượt trội so với các loại tàu khác. Giúp thiết giáp hạm có sức chịu đựng cao, ít bị buộc phải rút lui trong những map đường dài.

Nhược điểm[]

  • Không thể tấn công tàu ngầm[4].
  • Đòi hỏi tiêu thụ rất nhiều dầu và đạn, chi phí sửa chữa cũng cao ngất ngưởng nên khó mà duy trì lâu một đội nhiều thiết giáp hạm. Nên cân nhắc về vấn đề kinh tế khi sử dụng, đặc biệt là với những lớp như Yamato.
  • Thiết giáp hạm loại thường chỉ có thể tham gia tối đa 3 lượt công kích (2 lượt ngày và 1 lượt đêm)[5].

Những thiết giáp hạm nổi bật[]

  • Lớp Kongou có độ tiêu thụ tài nguyên thấp, vận tốc cao và cả 4 chị em đều có nâng cấp lần 2, tuy nhiên ban đầu chỉ có 3 slot trang bị và sẽ được nâng lên 4 sau khi nâng cấp.
  • Lớp IseFusou sau khi nâng cấp sẽ chuyển thành BBV, có thể trang bị thuỷ phi cơ ném bom hoặc máy bay lên thẳng để tham gia không chiến hoặc chống tàu ngầm.
  • Lớp Fusou cả 2 chị em đều có nâng cấp lần 2 mang theo nhiều trang bị hiếm và chỉ số cũng tương đối cao, tuy nhiên cần Blueprint
    Bản thiết kế
    để nâng cấp.
  • Lớp Nagato có chỉ số cao nhất trong số những tàu có thể đóng tại xưởng thông thường.
  • Lớp Yamato là lớp thiết giáp hạm có hoả lực và giáp mạnh nhất game, tuy nhiên chỉ có thể nhận được thông qua LSC.
  • Bismarck có chỉ số cao, sau khi nâng cấp lần 3, Bismarck drei là 1 trong những thiết giáp hạm duy nhất trong game có thể phóng ngư lôi (cùng với Gangut, Gangut dvaRe-kun T_T) tuy nhiên chỉ có thể nhận được thông qua LSC và cần Blueprint
    Bản thiết kế
    để nâng cấp.

Trang bị thông dụng[]

  • Thiết giáp hạm có khả năng mang theo thủy phi cơ Thủy phi cơ, nên sẽ có thể kích hoạt xạ kích quan sát nếu như đạt được lợi thế trên không. BB cũng có thể trang bị pháo hạng nặng Pháo hạng nặng cũng như đạn xuyên giáp (AP) Đạn xuyên giáp giúp tăng cường hỏa lực cao hơn so với các loại tàu khác.
  • Cách trang bị được cho là hiệu quả nhất của BB là 2 pháo chính, 1 đạn xuyên giáp, 1 thủy phi cơ (Pháo hạng nặngPháo hạng nặngĐạn xuyên giápThủy phi cơ), cho phép double-attack hoặc cut-in ban ngày và double-attack ban đêm. Phù hợp cho hầu hết các BB nói chung.
  • Cũng có thể trang bị 2 pháo chính, 1 pháo phụ, 1 thủy phi cơ (Pháo hạng nặngPháo hạng nặngPháo phụThủy phi cơ). Tuy nhiên kiểu lắp này sẽ cho cut-in ban đêm, phụ thuộc nhiều vào chỉ số Icon Luck may mắn nên chỉ phù hợp cho những tàu có Icon Luck cao.
  • Với những map đòi hỏi chỉ số Icon LOS cao, có thể thay đạn xuyên giáp hoặc pháo phụ bằng Radar RADAR. Với cách lắp như vậy (Pháo hạng nặngPháo hạng nặngRADARThủy phi cơ) sẽ cho double-attack cả ngày lẫn đêm, ngoài ra cũng tăng Icon Hit p2 chính xác nhờ có Radar, lại không phụ thuộc vào Icon Luck nên cách lắp này cũng là một sự lựa chọn không tồi[6].
  • Với những map event có boss đặc biệt trên đất liền, có thể sử dụng đạn kiểu 3 Đạn phòng không để tăng sát thương lên boss. Cách lắp này (Pháo hạng nặngPháo hạng nặngĐạn phòng khôngThủy phi cơ) tương tự như cách lắp với Radar, và ngoài ra còn cho hiệu quả phòng không khá tốt.
  • Với những map bắt đầu bằng ban đêm hoặc không thể chiếm lợi thế trên không, có thể thay thủy phi cơ bằng một trang bị bất kì nào đó khác (không nên chọn pháo).
  • Ngoài ra, theo trang twitter chính thức, khi lắp quá nhiều pháo hạng nặng hơn khả năng của tàu sẽ gây "qua tải", làm giảm độ chính xác (Ví dụ như lắp quá nhiều pháo 46cm cho thiết giáp hạm nhanh lớp Kongou). Ảnh hưởng này không quá rõ rệt nên không cần để tâm cho lắm, tuy nhiên cũng nên lưu ý.

Xem thêm[]

Chú thích[]

  1. 大艦巨砲 - Đại hạm cự pháo. Là quan niệm cũ của hải quân, cho rằng tàu chiến cần phải có kích thước và trang bị càng lớn càng tốt.
  2. 艦隊決戦 - Kantai Kessen. Học thuyết hải quân của Nhật Bản từ thế chiến thứ 2 trở về trước, cho rằng cần duy trì một lực lượng tác chiến chủ lực gần nội hải để chuẩn bị cho một trận đánh quyết định. Hạm đội của địch (ở đây là Mỹ) muốn tấn công Nhật Bản phải băng qua Thái Bình Dương, những tàu ngầmkhu trục sẽ tấn công làm suy yếu địch bằng ngư lôi cả ngày lẫn đêm cho tới khi tới gần nội hải thì Hạm đội quyết chiến sẽ ra tay dọn dẹp chiến trường.
  3. Điều này vừa có thể xem là ưu điểm, vừa có thể xem là nhược điểm. Địch bắn càng nhiều thì ta càng có khả năng dính đạn.
  4. Thiết giáp hạm hàng không (BBV) với thủy phi cơ ném bom thì có thể
  5. Trừ Bismarck drei với khả năng phóng ngư lôi. BBV thì có thêm đợt thả thuỷ phi cơ đầu trận (không chiến đầu trận) nếu có mang thuỷ phi cơ từ Zuiun trở lên.
  6. Nhiều người cho rằng cách lắp này còn tốt hơn là dùng đạn AP
Advertisement